Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Điều kiện kinh doanh và kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định “Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô” để hướng dẫn thực thi Luật GTĐB (sửa đổi).
 
Nghị định mới này sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ là cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước chặt chẽ hơn nhưng đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải.
Văn bản này cơ bản kế thừa các quy định hiện hành của Nghị định 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 về Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô và Nghị định 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, cùng một số điểm mới từ các quy định của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Dự thảo Nghị định đã đưa ra các nội dung quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với từng hình thức theo quy định của Điều 66 Luật Giao thông đường bộ. Trong đó, đối với vận tải hành khách tuyến cố định yêu cầu phải xuất phát và kết thúc tại bến xe, đối với vận tải hành khách bằng xe buýt phải chấp hành các quy định về biểu đồ vận hành, tần suất chạy xe, khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ, vận tải khách bằng taxi phải có dấu hiệu nhận biết gắn trên xe và tính tiền theo đồng hồ, đối với vận tải khách theo hợp đồng phải có hợp đồng cụ thể, đối với vận tải hàng hóa phải chấp hành các quy định riêng theo đặc trưng của từng hình thức.
Dự thảo Nghị định cũng đưa ra các quy định mà cơ quan quản lý phải thực hiện để tăng cường công tác quản lý, quy định cụ thể về giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt theo Khoản 3 Điều 73 Luật Giao thông đường bộ. Trên thực tế, trường hợp hai bên ký kết trong hợp đồng vận tải phát sinh tranh chấp không giải quyết được thì căn cứ vào mức đã được quy định tại Nghị định này để bồi thường.
Dự thảo cũng có khá nhiều quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Ví dụ: niên hạn sử dụng xe kinh doanh vận tải khách du lịch là 10 năm, các tuyến vận tải khách cố định trên 300 km phải xuất phát từ bến xe loại 4 trở lên, xe kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình chạy xe và đến 1/7/2011 sẽ hoàn tất việc gắn thiết bị giám sát hành trình của toàn bộ các loại xe được yêu cầu...
Góp ý kiến của các địa phương, ban, ngành đối với các văn bản hướng dẫn Luật GTĐB (sửa đổi), đa số các ý kiến cho rằng nên quy định niên hạn xe vận chuyển khách du lịch thấp hơn (quy định hiện hành là 15 năm), như 5 năm, 7 năm để bảo đảm chất lượng xe du lịch đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị niên hạn sử dụng của các xe du lịch là 10 năm. Ban Soạn thảo của Bộ GTVT đã cân nhắc để đưa ra được lựa chọn tối ưu đối với niên hạn của xe du lịch và Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng quy định niên hạn sử dụng đối với xe du lịch là 10 năm.
Điều 12 Dự thảo đưa ra các quy định về thiết bị giám sát hành trình chạy xe. Theo đó đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 (tức là sau 02 năm kể từ ngày Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực) sẽ hoàn tất việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe đến toàn bộ đối tượng bắt buộc. Các đối tượng bắt buộc đó là: xe ô tô kinh doanh vận tải hành theo tuyến cố định, xe buýt, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ôtô kinh doanh vận tải khách du lịch, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải từ 10 tấn trở lên.
Khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định quy định “Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300km trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 (bốn) trở lên”. Đây là một nội dung quy định mới đối với điều kiện kinh doanh vận tải khách tuyến cố định. Hiện số lượng bến xe khách được quản lý trong cả nước là 586 bến, trong đó có 31 bến loại 1 (diện tích trên 15.000 m2) chiếm gần 8%, 29 bến xe loại 2 (diện tích 10.000 m2 - dưới 15.000 m2) chiếm trên 7%, 72 bến xe loại 3 (diện tích 5.000 m2 - dưới 10.000 m2) chiếm 17%, bến xe có diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 (loại 4 và dự định loại 5 và loại 6) là 294 bến chiếm trên 66 % trong tổng số.
Về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, Chương III quy định điều kiện chung để kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, điều kiện kinh doanh riêng đối với từng loại hình kinh doanh vận tải hành khách, chưa quy định điều kiện riêng đối với kinh doanh vận tải hàng hóa.
Hoạt động vận tải hàng hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tùy thuộc vào yêu cầu vận chuyển hàng hóa của chủ hàng thì chỉ phải chấp hành các quy định về vận chuyển, quy định về Luật Giao thông đường bộ và không chịu bất cứ tác động nào của hoạt động quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải ở nhiều địa phương kiến nghị cần có các quy định về điều kiện chặt chẽ và có các biện pháp để tăng cường quản lý đối với hoạt động này.
Kèm theo văn bản Dự thảo Nghị định, Bộ Giao thông vận tải đã có Tờ trình gửi Thủ tướng báo cáo rõ về những vấn đề này để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để hoàn chỉnh văn bản Dự thảo. 

xem thêm : thiết bị định vị xe máy, thiet bi dinh vi oto

0 nhận xét:

Đăng nhận xét