Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

trung quốc tránh sự phụ thụôc vào gps do mỹ cung cấp

Tránh sự phụ thuộc vào GPS do Mỹ cung cấp.

  Beidou, hệ thống   định vị vệ tinh   mà   Trung Quốc   xây dựng để cạnh tranh với   GPS   của Mỹ, hiện đã chính thức mở cửa để người dân thường và các công ty thương mại ở nước này sử dụng. 

Trung Quốc mở cửa hệ thống định vị vệ tinh cạnh tranh với GPS 1
Ảnh chụp sự kiện phóng vệ tinh thứ 10 trong mạng lưới Beidou 
 Theo tờ báo Xinhua, Beidou là một dịch vụ "có thể so sánh được" với GPS. Nó sở hữu khả năng xác định người dùng với độ chính xác vị trí trong vòng 10 m, vẫn còn kém hơn con số 7,8 m của GPS. Ngoài ra, hệ thống 16 vệ tinh của Beidou còn có thể đo vận tốc của với độ chính xác là 0,2 m/giây cũng như đồng bộ thời gian với độ chính xác 50 nanogiây. 

  Ngoài việc phục vụ cho người dân, giới chuyên gia xem Beidou như một biện pháp giúp quân đội Trung Quốc bớt phụ thuộc vào các vệ tinh GPS vốn do Mỹ kiểm soát. Xinhua tiết lộ rằng một báo cáo được đăng tải trong năm 2011 cho thấy 95% thiết bị   định vị   vệ tinh của Trung Quốc phải sử dụng dữ liệu do GPS cung cấp. Beidou thực chất đã được bắt đầu phát triển từ năm 2000 và sự kiện mở cửa ngày hôm nay đến sau đúng một năm Beidou được mang vào thử nghiệm cho chính phủ và quân đội. Mặc dù tín hiệu của vệ tinh có thể vươn đến một số nước khác như Úc nhưng hiện tại Beidou chủ yếu vẫn phục vụ cho nội địa Trung Quốc mà thôi. Người phát ngôn của Beidou nói thêm rằng họ đang nhắm đến mục tiêu chiếm 70-80% thị phần định vị vệ tinh nội địa vào năm 2020. 

  Tuy nhiên, theo trang China Daily, Văn phòng Điều hướng Vệ tinh Trung Quốc dự tính sẽ nâng tổng số vệ tinh của Beidou lên 40 chiếc trong giai đoạn 2014 - 2024 (trong năm sau sẽ không có vệ tinh Beidou nào được phóng lên quỹ đạo), từ đó mở rộng tầm phủ ra khắp toàn cầu. Mới đây Trung Quốc cũng đã ra mắt tài liệu hướng dẫn sử dụng để cung cấp những yêu cầu kĩ thuật cần thiết nhằm giúp các thiết bị tiêu dùng kết nối với Beidou nhưng hiện chưa có sản phẩm cụ thể nào được đưa ra. 

  Beidou không phải là giải pháp thay thế duy nhất cho GPS. Nga hiện cũng đang sở hữu mạng lưới vệ tinh   GLONASS   và ngày càng có nhiều thiết bị, máy móc tương thích với nó. Liên minh Châu Âu cũng phát triển một hệ thống cho riêng mình mang tên   Galileo   mặc dù nó ít phổ biến hơn. Tất cả đều đang cố gắng cạnh tranh với GPS. 
sưu tập bởi dinh vi xe may vietglobal

0 nhận xét:

Đăng nhận xét