Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Đảm bảo an tòan giao thông bằng việc lắp đặt thiết bị định vị

Bộ GTVT vừa có tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT. Dự thảo dựa trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế gia tăng TNGT và ùn tắc giao thông và Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục UTGT tại Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời Dự thảo cũng đề xuất nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự ATGT.

Theo đánh giá, sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP của Chính phủ, TNGT đã được kiềm chế. Đặc biệt việc thực hiện thành công quy định bắt buộc đội MBH đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy trên toàn quốc và thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp khác của Nghị quyết đã kiềm chế và giảm TNGT trong 3 năm liên tiếp từ năm 2008 đến năm 2010, cụ thể: giảm 791 vụ TNGT (giảm 5,4%), giảm 1.744 người chết (giảm 13,2%) và giảm 407 người bị thương (giảm 6%).

Tuy nhiên, kết quả kiềm chế và giảm thiểu TNGT trong thời gian qua chưa thực sự bền vững, số người bị chết, bị thương do TNGT vẫn ở mức cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, vẫn còn xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. 

Những tồn tại trên là do còn sự lơi lỏng trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT chưa thường xuyên liên tục và mạnh mẽ; ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém, bên cạnh đó là tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, mở đường ngang trái phép... 

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập và nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT, cần ban hành Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT. 

Dự thảo Nghị quyết lần này tiếp tục quán triệt thực hiện các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP của Chính phủ; Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mới để khắc phục những tồn tại, bất cập và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự ATGT. Trong quá trình soạn thảo, Bộ GTVT đã gửi Dự thảo Nghị quyết để lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đường bộ: Phạt nghiêm người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia

Trong 8 nhóm giải pháp tăng cường đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, nhóm giải pháp hạn chế sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới được chú trọng hơn cả. Dự thảo Nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành địa phương tăng cường kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia. 

Tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; các quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với lái xe ô tô, mô tô, xe gắn máy; không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa kể cả liên hoan, tiếp khách; hạn chế quảng cáo rượu, bia, yêu cầu khi quảng cáo rượu, bia phải gắn kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và nguy cơ xảy ra tai nạn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không bán rượu, bia cho người lái xe và phải có khuyến cáo nguy cơ gây tai nạn nếu người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu, bia; Tổ chức các chiến dịch cưỡng chế chuyên đề phát hiện và xử lý nghiêm người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm quy định về nồng độ cồn... 

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện đội MBH; Giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong trường học.

Bộ Y tế tăng cường công tác cấp cứu y tế TNGT. Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các cơ quan liên quan đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô, giám sát các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải bằng ô tô thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô...

Liên hệ đơn vị lắp đặt thiet bi dinh vi oto, thiet bi dinh vi xe may hiện nay: http://vgl.com.vn

Đường sắt: Xóa đường ngang trái phép
Dự thảo Nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; Cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép, bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có nguy cơ cao xảy ra TNGT; Rà soát các vị trí đường ngang không người gác để cắm biển báo phù hợp.
Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan quản lý đường sắt tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm ATGT đường sắt của đội ngũ nhân viên gác đường ngang, cầu chung đường bộ, đường sắt, thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên hệ thống đường ngang, cầu chung; hướng dẫn quy tắc ATGT đường sắt cho người được các địa phương bố trí cảnh giới tại các đường ngang...
Đường thủy nội địa: Đưa tàu chở khách du lịch vào khuôn khổ
Trong nhóm giải pháp đảm bảo ATGT đường thủy nội địa, đáng chú ý Dự thảo Nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ GTVT chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn; Các cảng, bến thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào đón trả khách trái quy định; Ngăn chặn, đình chỉ, xử lý nghiêm nếu tiếp tục vi phạm; Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý hoạt động chở khách ngang sông; vận động người đi đò mặc áo phao; cương quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép, phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; vi phạm về điều kiện đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện thủy không có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn hoặc có giấy phép, chứng chỉ không phù hợp; không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh; vận động người đi đò tự giác mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cá nhân nổi; Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý...
Hàng không dân dụng: Triển khai Hệ thống quản lý an toàn
Dự thảo Nghị quyết giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giao thông vận tải: đẩy nhanh xây dựng Chương trình an toàn quốc gia lĩnh vực hàng không dân dụng; chương trình an toàn đường cất - hạ cánh; Triển khai Hệ thống quản lý an toàn đối với hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng tàu bay, người khai thác cảng hàng không - sân bay, đơn vị cung cấp dịch vụ không lưu theo tiêu chuẩn ICAO.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát an toàn tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để chấp hành nghiêm các quy định về an toàn hàng không...

xem thêm :
http://thiet-bi-dinh-vi-oto.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét