Ông Hiệp cho biết tai nạn giao thông giữa xe khách
và xe tải vẫn là câu chuyện cần có quyết tâm cao hơn để giải
quyết. Đặc biệt, thiết bị giám sát hành trình gắn trên xe
phải được đưa vào quản lý ngay từ các cơ quan nhà nước chứ
không để doanh nghiệp tự quản lý khai thác theo kiểu lắp cho có
như nhiều nơi đang làm hiện nay. “Làm thế nào để các lái xe
khách, xe tải được giám sát chặt chẽ và cảm thấy lúc nào
cũng đang bị giám sát để họ không được lơ là. Còn bây giờ có
bóng dáng cảnh sát thì đi nghiêm túc, không có thì chạy ẩu.
Cả hai vụ hôm 11-5 đều là xe tải chạy ẩu” - ông Hiệp cho biết.
Về việc lắp dải phân cách giữa hai chiều đường
để giảm tai nạn, ông Hiệp cho biết các đoạn quốc lộ 1 được mở
rộng sẽ lắp đặt dải phân cách giữa hai chiều xe. Tuy nhiên,
những dự án mở rộng quốc lộ 1 đang triển khai sau năm 2015 mới
hoàn thành. Việc lắp dải phân cách sẽ hạn chế được tai nạn
đối đầu.
“Tuy nhiên, có những tuyến đường có chiều rộng
nhỏ theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng thì trong thiết kế không
lắp dải phân cách giữa lòng đường được khi bề rộng mặt đường
chỉ 11m, nền đường 12m. Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 đoạn
Phan Thiết - Đồng Nai sẽ nâng cấp đoạn đường đạt tiêu chuẩn đường
cấp III đồng bằng, nền đường giữ nguyên bề rộng hiện tại và được gia
cố mặt đường, cải tạo cục bộ một số đoạn và bề rộng nền
đường theo quy mô tương ứng cũng như chỉnh sửa, bổ sung các hệ
thống an toàn giao thông trên tuyến. Đoạn đường này không mở
rộng để lắp dải phân cách giữa vì sẽ làm đường cao tốc Dầu
Giây - Phan Thiết song song nên Thủ tướng đồng ý không mở rộng
đoạn quốc lộ 1 này” - ông Hiệp cho biết.
Theo ông Hiệp, điều quan trọng nhất để hạn chế
tai nạn giao thông vẫn là ý thức của tài xế. “Có chỗ có dải
phân cách thì tài xế cũng húc tung rồi lao sang chiều bên kia.
Vụ tai nạn giao thông ở Long An xe tải cũng húc vào dải phân
cách rồi lao sang chiều đường bên kia” - ông Hiệp ví dụ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét