Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bộ GTVT thanh tra đơn vị cung cấp định vị gps

 Sản phẩm của đơn vị nào không đạt chuẩn thì phải bị thu hồi đồng thời nhà cung cấp phải sửa chữa những thiết bị định vị đã lắp đặt vào phương tiện.
 
Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành thanh tra vận tải khách, thiết bị định vị ô tô hộp đen lắp trên xe.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ sẽ tiến hành thanh tra hoạt động vận tải khách, bến xe khắp 7 tỉnh thành, cũng như các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen).

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp thông báo thời gian thanh tra hoạt động vận tải khách và kiểm tra đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình năm 2013 vào chiều nay (3/5).

Cần một cuộc "giải phẫu"

Theo Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện, trong thời gian từ tháng 5 đến cuối năm 2013, Bộ sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động của bến xe ôtô khách tại 7 tỉnh thành bao gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk.

“Công tác thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật; sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động kinh doanh bến xe ôtô khác,” Chánh Thanh tra Bộ Giao thông cho biết.

Theo đó, nội dung được đoàn thanh tra tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Về phía Sở Giao thông Vận tải, sẽ thanh tra việc cấp phép kinh doanh vận tải khách bằng ôtô, mở tuyến, công bố tuyến; bổ sung khai thác tuyến, cấp phù hiệu xe, sổ nhật trình chạy xe….

Đối với đơn vị quản lý khai thác, kinh doanh bến xe khách, thanh tra Bộ sẽ tập trung vào việc có đảm bảo các điều kiện hoạt động của bến hay không; thực hiện quy định về giá dịch vụ tại bến xe, thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước.

Bên cạnh đó, với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh, đoàn thanh tra sẽ tập trung kiểm tra điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh; nơi đỗ xe theo quy định, thiết bị giám sát hành trình, quản lý lái xe nhân viên phục vụ, kê khai, niêm yết giá cước và thực hiện thu giá cước.

Trước đợt tổng thanh tra vận tải khách và bến xe này, Chánh Thanh tra Nguyễn Văn Huyện đã chỉ ra những bất cập, những năm qua, ngành vận tải hành khách phát triển nhanh, hình thức vận tải nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh doanh tham gia đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cá thể, hộ gia đình nên mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ.

Dẫn chứng điều này, ông Huyện cho rằng, kết quả cuộc thanh tra 6 tỉnh thành về hoạt động vận tải cho thấy, các Hợp tác xã có vài xe nên đa số gom góp số xe này vào để chạy, chủ xe kiêm luôn cả tài xế, Hợp đồng lao động chỉ là trên giấy tờ…

Đề án xe gắn "sao": Vận tải không giống khách sạn!

“Những tồn tại nêu trên đã tác động xấu đến chất lượng dịch vụ vận tải và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe ôtô khách gây ra trong thời gian gần đây,” ông Huyện khẳng định.

Ngoài ra, vị Chánh Thanh tra Bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận, các cuộc thanh tra ngành vận tải sẽ đưa hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ, không cho chạy tuyến đường dài.

Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho hay, hiện nay, quản lý xe và lái xe vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Dịch vụ vận tải hành khách cần được thanh, kiểm tra chặt chẽ.  

Giải thích điều này, theo ông Sỹ, nhiều đơn vị cho thuê xe và chỉ làm dịch vụ vận tải chứ không phải là hoạt động vận tải vì không có bến bãi, đội ngũ theo dõi quản lý…

Để chứng minh cho vấn đề trên, ông Sỹ đưa ra dẫn chứng, qua thanh tra tại 5 tỉnh thành với 49 doanh nghiệp vận tải thì có tới 26 đơn vị có số danh sách lái xe không phù hợp với hợp đồng lao động.

Theo Thanh tra Bộ Giao thông, thời gian thanh tra hoạt động vận tải khách và bến xe dự kiến thực hiện đầu tiên ở Quảng Ninh từ ngày 3/5, tháng 12 kiểm tra tại Đắk Lắk, tháng 8 tại Kiên Giang; các tình Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa sẽ thực hiện thanh kiểm tra trong vòng 2 tháng, từ tháng 8 đến cuối năm 2013.

"Sờ gáy" 53 nhà cung cấp định vị ô tô, dinh vi xe may

Bên cạnh đợt tổng thanh tra kinh doanh xe khách 7 tỉnh thành, dự kiến trong năm nay, lực lượng Thanh tra Bộ sẽ thanh kiểm tra toàn bộ các đơn vị cung cấp thiết bị hộp đen, từ quy trình sản xuất, thử nghiệm tiêu chuẩn chất lượng đến các thông số kỹ thuật, tính năng, hiệu quả khả năng khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu hộp đen… ở 5 tỉnh thành, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng.
Theo ông Huyện, trong năm nay, Bộ Giao thông sẽ thanh kiểm tra tất cả 53 nhà cung cấp thiết bị hộp đen được Bộ cấp phép. Sản phẩm của đơn vị nào không đạt chuẩn thì phải bị thu hồi đồng thời nhà cung cấp phải sửa chữa những thiết bị đã lắp đặt vào phương tiện.

“Trong những tháng vừa qua, Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra 11 đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô và 3 đơn vị đo, kiểm định chất lượng trên địa bàn Hà Nội. Qua đợt kiểm tra này, Thanh tra Bộ phát hiện một số vi phạm tại Trung tâm Đo lường thuộc Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Quốc phòng, vì (thiết bị) không đạt chuẩn nên đã cho thu hồi giấy phép và không công nhận kết quả thử nghiệm của đơn vị này,” ông Huyện cho hay.

Đề cập đến thực tế nhiều chủ xe ham rẻ nên đã lắp hộp đen không đảm bảo đầy đủ các tính năng, ông Huyện khẳng định: “Đơn vị nào lắp rồi thì sẽ yêu cầu hoàn thiện theo đúng tiêu chuẩn. Với những xe khách không lắp hộp đen, lực lượng chức năng kiên quyết thu hồi phù hiệu chạy tuyến.”

Ngoài ra, Chánh Thanh tra Huyện cũng thừa nhận, Sở Giao thông Vận tải các địa phương chỉ dựa vào hộp đen lắp đặt mà chưa quan tâm đến việc thiết bị này có hoạt động hay không để cấp phép hoạt động tuyến cho doanh nghiệp.

Thiết bị hộp đen: Lắp đặt cho có, quản lý lại buông

Theo ông Sỹ, Nghị định số 91/2009/NĐ-CP có hiệu lực xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, hoặc lắp nhưng không sử dụng sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7 tới đây.
Vì vậy, lực lượng thanh tra khi kiểm tra qua thiết bị cầm tay sẽ yêu cầu bắt buộc các hộp đen lắp đặt phải có đầu kết nối thiết bị ra ngoài để lực lượng chức năng cắm thiết bị cầm tay để trích xuất các dữ liệu.
Qua điều tra, nhiều thiết bị không trích xuất đủ 6 dữ liệu; việc nhập dữ liệu ban đầu của lái xe để khai báo lái xe lên xe và khai báo xe đó có những sai lệch nhất định; việc lưu trữ vẫn chưa đầy đủ theo quy định (hộp đen phải lưu trữ thông tin ít nhất 30 ngày).
“Qua việc kiểm tra, đội ngũ lái xe sẽ chấp hành nghiêm luật giao thông và giảm thiếu tai nạn,” ông Huyện cho hay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét